Trình UNESCO đưa “Võ cổ truyền Bình Định” vào danh sách Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại

Tại văn bản số 2589/VPCP-KGVX, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đồng ý trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO) xem xét, đưa Di sản văn hóa phi vật thể “Võ cổ truyền Bình Định” vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Trình UNESCO đưa “Võ cổ truyền Bình Định” vào danh sách Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại

Nguồn: https://baochinhphu.vn/trinh-unesco-dua-vo-co-truyen-binh-dinh-vao-danh-sach-di-san-van-hoa-phi-vat-the-cua-nhan-loai-102250328164606565.htm

Nhận xét

  1. Tại văn bản số 2589/VPCP-KGVX, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đồng ý trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO) xem xét, đưa Di sản văn hóa phi vật thể “Võ cổ truyền Bình Định” vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

    Phó Thủ tướng ủy quyền Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thay mặt Chính phủ ký Hồ sơ theo quy định.

    Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan làm các thủ tục cần thiết để gửi Hồ sơ di sản "Võ cổ truyền Bình Định" tới UNESCO, bảo đảm thời gian theo quy định của Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể 2003 và pháp luật về di sản văn hóa.

    * Võ cổ truyền Bình Định ra đời, phát triển và có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Với người dân Bình Định, thực hành và luyện tập võ không chỉ nhằm tự vệ và rèn luyện sức khoẻ mà còn là phương cách trau dồi, truyền dạy tâm tính, đạo đức, giá trị, và triết lý, đạo lý sống của các cá nhân, cộng đồng.

    Võ cổ truyền Bình Định không chỉ là một môn võ thuật, mà còn là kết tinh của tinh thần thượng võ, ý chí tự cường và văn hóa ứng xử cao đẹp của người Việt. Những bài quyền, thế võ, võ y, võ đạo được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thể hiện đậm đà bản sắc của vùng đất và con người Bình Định.

    Năm 2012, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ghi danh Võ cổ truyền Bình Định vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia./.

    Theo: Báo Chính Phủ

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

✔tiktok.com/@tintucbinhdinh

Sau sắp xếp các đơn vị hành chính, tỉnh Bình Định từ 155 xã, phường, thị trấn còn lại 58 xã, phường. Trong đó, có 41 xã và 17 phường.

Khu hành chính mới sau sáp nhập 2 tỉnh Bình Định – Gia Lai đặt ở đâu?

Bình Định đầu tư xây dựng điểm dừng chân ngắm cảnh Cát Tiến

Bình Định dự kiến tên gọi 58 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Bình Định làm đường nghìn tỉ đồng nối 2 khu đô thị lớn tại Quy Nhơn

Bỏ gắn số thứ tự, loạt địa phương ở Bình Định đặt tên xã, phường gắn với lịch sử